Bạn thường xuyên luyện tập bộ môn cầu lông mỗi ngày. Nhưng bạn không rõ lợi ích của việc chơi cầu lông là gì. Những chấn thương nào thường gặp khi chơi cầu lông cần phòng tránh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.
Lợi ích của việc chơi cầu lông là gì?
Chơi cầu lông giúp giảm cân, hệ tim mạch khỏe mạnh
Khi tham gia một buổi luyện tập và thi đấu cầu lông, người chơi phải không ngừng hoạt động chân, tay, xoay người… Đây là bộ môn thể thao mang tính toàn diện, rất tốt cho sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, chơi cầu lông thường xuyên sẽ giúp bạn gia tăng sức mạnh ở các cơ bắp, tuần hoàn máu trên khắp cơ thể được thúc đẩy, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn máu và hệ hô hấp.
Thống kê đã được công bố có chỉ ra rằng nhịp tim của người chơi cầu lông với cường độ cao là 160-180 nhịp mỗi phút, ở người chơi với cường độ trung bình là 140- 150 nhịp, cường độ thấp nhất là 100-130 nhịp. Thường xuyên chăm chỉ luyện tập cầu lông sẽ giúp tim khỏe mạnh, chức năng phổi dược cải thiện.
Không chỉ vậy, chăm chỉ luyện tập cầu lông thường xuyên sẽ giúp bạn giảm béo hiệu quả. Khi thực hiện quá trình đánh cầu lông, cánh tay, bắp tay, chân, vùng eo của bạn không ngừng hoạt động. Bởi vậy, một lượng calo đáng kể sẽ được đốt cháy. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình săn chắc hơn rất nhiều sau một thời gian luyện tập cầu lông.
Chơi cầu lông giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Giống như nhiều bộ môn thể thao vận động khác, chơi cầu lông sau mỗi ngày làm việc sẽ giúp người chơi giải tỏa căng thẳng. Quá trình này sẽ giúp người chơi đổ rất nhiều mồ hôi, giải phóng những chất độc tồn đọng trong cơ thể. Nhờ vậy mà những khó chịu và mệt mỏi hàng ngày sẽ được giảm bớt đi.
Chơi cầu lông giúp bạn tinh mắt, phản xạ nhanh
Một trong những lợi ích của việc chơi cầu lông chính là giúp người chơi luyện tinh mắt, nhanh tay. Bởi trong bất cứ trận cầu nào, người chơi cũng đều phải quan sát đối thủ và nhanh chóng đỡ cầu. Do đó, đôi mắt cần liên tục quan sát vật thể ở tốc độ cao. Quá trình này khiến mắt không ngừng giãn ra, co lại. Nhờ vậy thúc đẩy tuần hoàn máu ở mắt, chức năng cơ mắt được cải thiện đáng kể. Bạn sẽ thấy tốc độ và phản ứng của mắt tăng lên rõ rệt trong suốt thời gian dài tập luyện.
Những chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông cần phòng tránh
Những chấn thương thường gặp ở vùng chân
Khi tham gia bộ môn cầu lông, đôi chân bạn phải hoạt động rất nhiều, thường xuyên bay, nhảy, xoay người… Do vậy, thường xuyên bị chấn thương là điều khó có thể tránh khỏi.
Chấn thương bong gân khớp cổ chân
Đây là chấn thương người chơi thường xuyên gặp nhất. Những cú đánh cầu chuyển hướng nhanh chóng, đặc biệt là khi người chơi đã bị mệt sẽ dễ dàng làm mắt cá chân bị “lăn” và dây chằng níu giữ có thể bị xé rách. Người chơi cần phải sơ cứu ngay khi bị chấn thương, tranh cơn đau tấy càng ngày càng trở nặng hơn.
Chấn thương khớp gối do vận động, di chuyển
Chấn thương khớp gối thường bị xảy ra trong trường hợp khớp gối bị vặn xoắn quá mạnh và quá nhanh, đột ngột khi người chơi chạy “đảo chiều” liên tục trên sân. Người chơ cũng có thể gặp phải chấn thương khi cố nhảy đánh những động tác khó nhiều lần.
Rách cơ do hoạt động quá nhiều
Khi người chơi gặp chấn thương bị rách cơ, vùng chấn thương sẽ xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Triệu chứng của hiện tượng tượng này cho cơ thể cảm giác đau dữ dội và phải ngưng hoạt động hoàn toàn.
Chấn thương khớp vai do hoạt động quá sức
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người chơi bị đau khớp vai khi chơi cầu lông: chấn thương, ngã, va chạm, va đập hoặc do kỹ thuật không đúng.
Người chơi có thể gặp chấn thương này do tình trạng luyện tập không thường xuyên hoặc người mới bắt đầu luyện tập thể thao, dẫn đến đau mỏi khớp vai. Đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể liên quan đến các bệnh về cơ xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, viêm khớp…
Phương pháp khắc phục khi gặp chấn thương
Người chơi cần nghỉ ngơi ngay lập tức khi gặp phải bất kỳ chấn thương nào dù lớn hay bé. Khu vực bị chấn thương có thể được nẹp cố định nếu có sự chỉ định của bác sĩ.
Bạn có thể chườm lạnh ngay lập tức tại vùng chấn thương, có thể giúp giảm sưng tấy, giảm đau đáng kể. Chườm lạnh có mục đích không gây tụ máu hoặc chảy máu, đề phòng biến chứng. Bạn cũng có thể sử dụng băng để cố định, quấn ép khu vực bị tổn thương sẽ giúp giảm sưng đau và chảy máu.
Những vùng bị chấn thương cần bảo vệ và đặt ở vị trí cao. Cách khắc phục này sẽ giúp tim bạn có lượng máu chảy về tốt hơn, làm giảm đau sưng và viêm.
Trên đây là những lợi ích của việc chơi cầu lông. Đồng thời, bạn cần cân nhắc, cẩn trọng trước những chấn thương dễ gặp phải khi luyện tập bộ môn này quá sức. Hãy nhanh chóng sơ cứu và điều trị ngay khi gặp bất kỳ chấn thương nào, tránh để lâu dài, gây ảnh hưởng đến cơ thể.