Căng cước 2 nút
– Ưu điểm: Khi bạn đan dây theo kiểu 2 nút, dây cước sẽ rất căng và dàn đều trên toàn diện mặt vợt.
– Nhược điểm: Tuy nhiên, lực dây ngang và dọc rất lớn. Nên khi cước bị đứt, lực tản không đều dẫn đến khung vợt sẽ bị méo.
Đan 2 nút với các loại vợt có hệ thống gen : 72 lỗ, 80 lỗ, 88 lỗ, 96 lỗ…
Có thể thấy, hầu hết các shop đều sử dụng kiểu đan này. Sau khi chốt xong sợi dây 10m sẽ dư 1 đoạn dài, khoảng 4 tới 5 cây vợt đan như vậy sẽ có thể đan được 1 cây vợt với dây nối
Căng cước 4 nút
– Ưu điểm: Khi lựa chọn kiểu đan 4 nút, lực ngang và lực dọc cân bằng. Như vậy, khi vợt đứt cước, khung vợt không bị biến dạng như kiểu đan 2 nút. Tuy nhiên, dù căng theo cách nào, bạn cũng nên cắt ngay dây cước đã bị đứt, tránh gây tác động lên vợt.
– Nhược điểm: Cước không được căng như đan 2 nút vì chúng ta có 4 nút thắt và có 3 dây mối thắt. Nên tại mặt dây dọc 2 dây áp sát ngoài cùng sẽ không được căng như các dây còn lại do là nút thắt. Vì vậy mặt vợt sẽ không được căng đều như đan 2 nút và sẽ nhanh xuống cân hơn.
Khi lựa chọn kiểu đan 4 nút, bạn có thể xác định được mức căng của dây. Khi dây bị đứt, đa phần đều chỉ đứt 1 dây theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Số lượng dây còn lại đều được giữ nguyên, không ảnh hưởng gì đến lực căng tác động lên khung vợt.
Không hẳn đan 4 nút hơn đan 2 nút hay đan 2 nút sẽ hơn đan 4 nút. Mỗi kiểu đan đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đặc tính của người căng dây cũng quyết định đến kiểu đan đây được lựa chọn.
XEM NGAY ĐÁNH CẦU LÔNG GIẢM BAO NHIÊU CALO?
Giải Năng Khiếu – Trẻ TPHCM năm 2020