fbpx

Tổng hợp những sơ đồ về sân cầu lông cùng kích thước chuẩn cho mọi người tham khảo

so-do-san-cau-long

Mọi người thường muốn có được sơ đồ sân cầu lông để nắm rõ hơn những vị trí cũng như có thêm kiến thức liên quan đến sân cầu lông nhằm phục vụ cho môn thể thao mà mình yêu thích. Bài viết “tổng hợp những sơ đồ về sân cầu lông cùng kích thước chuẩn cho mọi người tham khảo” sẽ giúp mọi người biết rõ hơn. 

Sơ đồ sân cầu lông chuẩn quốc tế

Sơ đồ sân cầu lông chuẩn quốc tế là một sơ đồ mà ở đó, mọi thứ đều tuân theo một quy chuẩn chung bao gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ dài đường chéo. 

Một sân cầu lông có các vị trí bao gồm: khu vực đứng giao cầu, khu vực cầu rơi hợp lệ, khu vực sân chơi sau khi trả giao cầu. 

so-do-san-cau-long

Những đường kẻ tiêu chuẩn của một sân cầu lông

Baseline:Đường biên song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân. Chiều dài của Baseline bằng chiều rộng của sân cầu lông.

Doubles sideline: Là đường thẳng cùng với Baseline tạo thành các đường ranh giới bên ngoài cho sân cầu lông.

Center line: Đường kẻ vuông góc với lưới, giúp chia sân thành 2 phần phải và trái để các tuyển thủ thực hiện giao cầu.

Short service line: Cách lưới khoảng 2m, còn được gọi là vạch giao cầu ngắn.

Long service line: Vạch giao cầu dài là vách ngăn để người chơi không phải đi quá xa ra khỏi vị trí giao cầu. 

Quy cách của một sân cầu lông

  • Nền của một sân cầu lông thường là xanh lá hoặc xanh dương, sân cầu lông đó phải là hình chữ nhật. 
  • Gỗ cứng hay thảm cao su tổng hợp là chất liệu được người ta dùng để làm sân cầu lông
  • Sân đơn và sân đôi có kích thước tiêu chuẩn riêng và cố định không thay đổi
  • Độ rộng đường biên của sân là 4cm, các đường biên dễ nhìn bởi được vẽ rõ bằng sơn trắng hay vàng. 
  • Hai trụ cầu lông cao 1,55m được đặt ngay trên đường biên đôi
  • Tính từ mép ngoài của đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia được gọi là phạm vi sân cầu lông

Sân cầu lông phải có màu xanh lá

Những lưu ý khi thiết kế một sân cầu lông thi đấu đạt chuẩn

Những vấn đề mà bạn nên lưu ý khi thiết kế một sân cầu lông thi đấu đạt chuẩn theo sơ đồ sân cầu lông:

  • Hai cột lưới có độ cao 1.55m được tính từ mặt sân được dùng cho sân cầu lông đạt tiêu chuẩn. Khi lưới được căng lên thì cột cầu lông phải chắc chắn hoặc đứng thẳng. Hai cột lưới và phụ kiện không được đặt vào sân. Cột dưới của sân được đặt ngay trên đường biên đổi dù là thi đơn hay đôi.
  • Phần lưới được làm từ sợi dây gai có màu đậm và dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn quá 20m cho thấy đó là một sân cầu lông tiêu chuẩn.
  • Chiều dài ngang sân của lưới cầu lông tiêu chuẩn là 6.7m và chiều rộng 760m. Phần đỉnh của sân được nẹp trắng và phủ dây lưới hay dây cáp chạy qua nẹp. Dây lưới hoặc dây cáp lưới được phần nẹp phủ bên trên. 
  • Đỉnh của hai cột lớn ngang bằng với dây cáp được căng đều ra hai bên.
  • Không có khoảng trống ở giữa hai cột lưới và giữa lưới, đó là luật chơi cầu lông.
so-do-san-cau-long

Tại sao người ta lại thích chơi trên một sân cầu lông tiêu chuẩn hơn bình thường?

Bộ môn cầu lông là một bộ môn giải trí đơn thuần để giải tỏa stress, tuy nhiên, đối với những ai đang muốn một sân chơi để có thể luyện tập hay thi đấu thì thường tìm đến một sân cầu lông tiêu chuẩn. Bởi tại đây, mọi người có thể tập quen dần với vị trí của các đường đã quy định sẵn, ước lượng được đối thủ và các chiến lược liên quan để phản công và đi đến chiến thắng nhanh chóng. Có thể nói, nếu được luyện tập trên một sân cầu lông đạt chuẩn thì tỷ lệ chiến thắng cùng lúc sẽ tăng cao lên. 

Bài viết trên đã giúp mọi người biết được “sơ đồ sân cầu lông tiêu chuẩn” cùng những quy cách liên quan đến sân cầu lông, điều này hỗ trợ cho những ai đang muốn luyện tập thi đấu có thể luyện tập tốt hơn và phân biệt được rõ hơn các vị trí trên sân. 

XEM NGAY VỢT CẦU LÔNG

Luật chơi cầu lông đôi nam cơ bản cần nắm vững

Vợt Cầu Lông ProKennex Impact New Carbon