Mọi người muốn chơi cầu lông nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Mọi người muốn thành thạo kỹ năng và muốn tìm kiếm một nơi chỉ dạy cách đánh cầu lông cơ bản? Hãy đến với bài viết “dạy đánh cầu lông cơ bản cho người mới bắt đầu chơi” để biết được mọi kiến thức liên quan và chơi bộ môn này thành thạo hơn nhé!
Những điều cơ bản mà tôi khuyên bạn thực sự nên học
Kỹ thuật
Cơ bản nhất là kỹ thuật cầm vợt, bạn phải học cách cầm vợt thuận tay và trái tay. Nếu bạn không cầm vợt đúng cách, bạn sẽ không thể thực hiện những cú đánh mạnh, đặc biệt là với đường cơ bản của đối thủ.
Các động tác chân cơ bản
Bạn phải luyện kỹ năng di chuyển được xung quanh sân. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về cách che sân để phản công đối thủ của mình bằng những cú đánh mạnh mẽ và dứt khoát!
Động tác cơ bản để đánh cầu lông
Học cách xoay người để đánh cầu. Nếu bạn không phát được quả cầu mình đang cầm trên tay thì bạn sẽ không thể thực hiện các cú đánh cầu lông chất lượng.
Giao cầu
Hãy tập cách giao cầu bạn nhé. Học các kỹ thuật giao cầu cơ bản sẽ có lợi cho bạn rất nhiều trong mọi cuộc chơi. Những cú giao cầu tốt chắc chắn giúp bạn có lợi thế hơn đối thủ ngay từ khi bắt đầu cuộc chơi.
Tư thế đánh cầu cơ bản
Một tư thế tốt giúp bạn có thể phòng thủ và tấn công hiệu quả trong trận đấu! Học các thế tấn công, thế phòng thủ và thế thủ lưới. Bạn sẽ thấy mình có thể làm chủ cuộc chơi hơn khi sử dụng chúng đúng cách.
Lưu ý: Để trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, bạn phải nắm vững những điều cơ bản, tạo thói quen thi đấu, sau đó, tham gia các khóa học đào tạo và huấn luyện từ những người giỏi nhất đi trước.
Một khi bạn nắm được những kiến thức cơ bản của mình, việc học những cú đánh cầu lông chuyên nghiệp hơn, điêu luyện hơn đó chỉ là vấn đề thời gian!
Dạy đánh cầu lông cơ bản – Những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cho người mới
1. Kỹ thuật cầm vợt
Có hai kỹ thuật cầm vợt cơ bản, đó là:
- Cách cầm vợt cầu lông kiểu “V-grip”: Cầm vợt nghiêng vuông góc với mặt đất 90 độ. Nắm cán vợt bằng lòng bàn tay kiểu như đang bắt tay. Quanh cán vợt, dùng các ngón tay ôm nhẹ, ngón cái thì đặt ở vị trí cán vợt sao cho đầu ngón cái hướng thẳng về cán. Nếu giữa ngón trỏ và ngón cái tạo nên một gốc chữ “V” thì lúc đó bạn đã cầm vợt đúng cách.
- Cách cầm vợt cầu lông kiểu “Thumb-grip”: Ngón cái và ngón trỏ đóng vai trò quan trọng trong kiểu cầm vợt này. Ngón cái phải duỗi nhẹ theo cán vợt, dùng ngón cái đặt lên một cạnh, tạo cảm giác ngón cái đẩy cán vợt từ phía đằng sau. chỉ đầu ngón cái tựa trên mặt cán vợt, ngón trỏ duỗi nhẹ và ôm theo cán. Cách này cực thích hợp cho những pha chụp lưới trái tay.
2.Kỹ thuật phông cầu
Có hai kỹ thuật phông cầu (lốp cầu) cơ bản, cụ thể:
- Lốp bắn phông (lốp tấn công): Kỹ thuật này được áp dụng ở thế chủ động, khi dùng kỹ thuật này thì cầu sẽ bay nhanh ra sau, bạn sẽ tiếp tục duy trì được thế chủ động vì cầu bay ra gần đường biên ngang ở cuối sân của đối phương.
- Lốp cầu vồng (lốp phòng thủ): Cú lốp cầu vồng sẽ khiến cho cầu của bạn bay lên cao khi bạn rơi vào thế bị động hay ngửa cổ. Điều này khiến đối phương phải chờ cầu rơi xuống để phản công. Lúc này, bạn sẽ có thời gian di chuyển đến vị trí chuẩn bị phản công.
3. Kỹ thuật treo cầu
Có 6 loại kỹ thuật treo cầu bạn cần nắm, đó là:
- Đánh cầu treo chém
- Đánh cầu treo chặn
- Đánh cầu treo nhẹ
- Treo cầu thuận tay
- Treo cầu đỉnh đầu
- Treo cầu trái tay
4. Kỹ thuật đập cầu
Để cầu được lên cao thì phải đánh cầu từ phía trên cao và ở trước mặt. Thời gian tấn công sẽ được rút ngắn bởi cầu được đánh lên cao. Đối thủ sẽ phải vào thế bị động nếu cầu rơi càng sát lưới. Cú đánh cầu sẽ có uy lực hơn nếu bạn dậm nhảy và đập cầu phản công đối phương.
5. Kỹ thuật đẩy cầu
Bạn đứng trong vị trí đánh đơn ở chỗ cách đường phát cầu tầm 1.5m là chuẩn. Nếu đẩy cầu bên phải thì đứng gần với đường trung tâm, nếu phát cầu bên trái thì đứng vào giữa. Tư thế đứng thường là chân trái trước chân phải sau.
6. Kỹ thuật móc cầu
Móc cầu thuận tay
– Kỹ thuật di chuyển được áp dụng tối ưu, di chuyển về phía lưới bên phải.
-Cùng với cẳng tay thì vợt sẽ được đồng thời đưa lên chếch phía trên đằng trước bên phải. Khi cẳng tay duỗi trước thì hơi xoay ngoài, cổ tay hơi duỗi sau.
– Ngón cái phải áp sát vào mặt rộng của chuôi vợt khi cầm vợt, đốt thứ hai của ngón trỏ cũng áp sát vào mặt rộng ở mặt sau của chuôi vợt, lòng bàn tay không chạm phải đuôi vợt.
– Mặt vợt cũng hướng về phía cầu sát lưới bên phải của đối phương đánh sang cùng lúc với vợt vung ra phía trước bên phải.
-Dựa vào cẳng tay có động tác xoay trong kéo co tay vào phía bên trái khi làm động tác đánh cầu, cổ tay từ hơi duỗi sau chuyển thành lắc cổ tay co trong sẽ tạo ra lực vung vợt tạt vào phần dưới bên phải của núm cầu làm cho cầu lật xoay sang sân đối phương và rơi thẳng xuống ở vị trí sát lưới. Vợt sẽ được thu về phía trước vai phải sau khi đánh cầu xong.
Móc cầu trái tay
– Di chuyển sát lưới bên trái khi thực hiện kỹ thuật di chuyển.
– Đưa ngang bằng ra trước khi cầm vợt trái tay. Vợt cùng với sự hạ thấp của cánh tay đến độ cao cách mép trên của lưới khoảng 20cm trong quá trình cơ thể di chuyển ra trước, cách cầm vợt móc cầu tay trái khi đó sẽ xuất hiện, mặt vợt đối diện với hướng cầu đến.
-Khi đối phương đánh cầu qua lưới, đột ngột khủy tay hạ xuống, cùng lúc đó thì cẳng tay hơi xoay ra ngoài, cổ tay chuyển sang duỗi sau( ban đầu là hơi gập); Chuôi vợt được kéo sang bên phải bởi cạnh trong của ngón tay trái và ngón giữa ,chuôi vợt cũng được các ngón tay khác đột ngột cầm chặt, tạt đánh vào phần sau bên trái của núm cầu làm cho cầu bay vượt qua lưới theo đường chéo góc. Sau khi đánh cầu, vợt được thu về phía trước bên phải.
Tạm kết
Bài viết dạy đánh cầu lông cơ bản giúp mọi người biết thêm một số kỹ thuật để đánh cầu lông một cách chuẩn xác nhất. Hy vọng mọi người có thể chơi tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.