BỎ QUA ĐIỀU NÀY BẠN CÓ THỂ TRẢ GIÁ KHI CHƠI CẦU LÔNG?
Nếu bạn đã chơi cầu lông lâu năm, chắc hẵn bạn đã chứng kiến một hoặc vài trường hợp trả giá khá đắt khi chơi cầu lông. Cùng đọc tiếp và suy nghĩ hình dung bạn là người chơi trong các trường hợp sau nhé:
- CHẤN THƯƠNG CHỦ ĐỘNG:
1.1 ĐỨT DÂY CHẰNG CỔ CHÂN – LẬT SƠ MI:
Một ngày đẹp trời khi đang đánh cầu, bạn bị lật sơ mi….Thế là mắt cá chân của bạn nó to lên một cục bự chảng, và bạn phải di chuyển đi lại lếch lếch.
Bạn nghĩ là nó chắc không sao đâu, từ từ cũng lành thôi. Cả tháng sau vẫn đau thế là bạn đi khám và phát hiện ra mình ở Grade 3 – Đứt dây chằng cổ chân toàn phần (hình 1)
Xin chia buồn với bạn, mời bạn đi viện nhé, nhớ chuẩn bị tầm 40 triệu nha
1.2 ĐỨT DÂY CHẰNG GỐI:
Trong một trận cầu căng thẳng hoặc một trận cầu độ hoặc thi đấu giải, bạn rướn người cứu cầu và do sân trơn trượt hay do bạn quá sức…..bựt..bựt…..bạn cảm nhận cái gì đó phía đầu gối mình như là bị đứt vậy đó. Và rồi cơn đau kéo tới, đầu gối của bạn đau buốt khủng khiếp.
Thường giới lông thủ hay bị dây chằng chéo nhiều nhất, có thể là đứt bán phần hay toàn phần.
Dây chằng gối ảnh hưởng lớn hơn tới cuộc sống của bạn hơn là dây chằng cổ chân, vì thế mức độ đau đớn và chi phí chửa trị cũng cao hơn.
Xin chia buồn hơn nữa với bạn, mời bạn đi viện nhé, nhớ chuẩn bị tầm 50 triệu nha.
1.3 CÁC PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG CHỦ ĐỘNG:
- Khởi động kỹ không bao giờ là thừa: Nếu bạn đã từng ăn chân gà nướng hoặc chân gà ngâm xả tắc thì cọng trắng trắng, trong trong, dai dai, cứng cứng trong chân gà cũng tương đương với dây chằng của bạn vậy đó. Khởi động kỹ giúp các nhóm cơ và dây chằng của bạn sẽ được làm nóng và tránh nguy cơ chấn thương nhiều hơn
- Nếu các khớp của bạn đang yếu thì nên dùng các dụng cụ hổ trợ như băng gối, băng cổ chân chẳng hạn.
- Nên chơi vừa sức thôi, đừng cố quá rồi thành quá cố vừa tốn mấy chục triệu mà lại chịu thêm đau đớn. Phẩu thuật xong thì cũng không bằng đồ zin được vì nó là đồ lô mà.
- CHẤN THƯƠNG BỊ ĐỘNG:
2.1 BẦM MẶT HOẶC BẦM MẮT LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG
Nghe có vẽ lạ vì cầu lông đâu có va chạm nhiều như boxing, võ thuật hay bóng đá đâu mà lại bầm được nhỉ?
Tuy nhiên hãy giả sử bạn đang đứng lưới mà đồng đội yêu dấu của bạn đở 1 trái cầu lững lững lên cho bên đối thủ có cơ hội đập cầu. Bạn đứng lưới và không phản xạ kịp cũng không lấy vợt đưa lên che mặt thì vẫn có khả năng ăn nguyên trái cầu vào mặt nhé.
2.2 CÁCH PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG BỊ ĐỘNG
Nếu bạn đứng lưới thì nhớ phòng thủ những trái cầu này bằng cách đưa mặt vợt lên che mặt lại nhé, hãy giữ gìn gương mặt xinh xắn của mình nhen.
Một cách phòng ngừa nữa là chú ý tập trung vào trận đấu để có thể phản ứng trước những đường cầu của đối phương, từ đó chủ động hơn không bị chấn thương.
ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG ĐIỀU NÀY NHÉ, KẺO PHẢI TRẢ GIÁ ĐẮT ĐÓ NHA!