fbpx

NHỮNG LỖI CƠ BẢN HAY GẶP PHẢI TRONG ĐÁNH ĐÔI CẦU LÔNG

lỗi đánh cầu lông

 

NHỮNG LỖI CƠ BẢN HAY GẶP PHẢI TRONG ĐÁNH ĐÔI CẦU LÔNG

Bài viết này Cabasports tổng hợp từ kinh nghiệm bản thân và từ các bậc cao thủ cầu lông, mọi người thấy hay thì đọc và góp ý

Nội dung đánh đôi đòi hỏi cặp VĐV phải có cảm giác không gian mặt sân tốt, nắm được cách di chuyển của đối phương và sẵn sàng phối hợp, bọc lót cho đồng đội khi cần. Tốc độ trong đánh đôi sẽ nhanh hơn đánh đơn nên đòi hỏi VĐV phải liên tục di chuyển hợp lý, luôn giữ thế chủ động trong từng đường cầu. Vậy sau đây là các lỗi hay gặp phải dẫn đến mất điểm dễ dàng

GIAO CẦU KHÔNG CHUẨN

Lỗi này hay gặp phải khi có cảm giác cầu và vợt không tốt dẫn đến giao cầu cao, ngắn, quá sâu. Đối phương dễ dàng chụp cầu, gài khó trên lưới làm mất thế chủ động

Cách khắc phục: dùng vợt phù hợp sẽ cho cảm giác cầu tốt hơn, luyện tập giao cầu đơn giản nhưng sát lưới , sát vạch sân, tránh giao cầu cao không cần thiết.

SỬ DỤNG NHỮNG ĐƯỜNG CẦU KHÓ KHI ĐANG Ở THẾ BỊ ĐỘNG

Lỗi này hay mắc phải do tâm lý muốn giành điểm ngay, mặc dù đang bị động nhưng vẫn dùng động tác khó để ăn điểm ngay dẫn đến đánh hỏng . Hoặc đối phương sẽ mượn trái đánh khó đó để phản cầu lại trong lúc bạn ko kịp chuẩn bị cho đường cầu tiếp theo dẫn đến mất điểm.

Cách khắc phục: đánh cầu an toàn khi đang bị động, đừng đánh khó khi cơ thể bạn chưa kịp chuẩn bị, chủ động phòng thủ gài cầu tìm sơ hở đối phương , giành lại thế chủ đông khi đó mới dùng những trái đánh khó để kết liễu đối thủ. Đánh cầu đa dạng cũng là phương án tốt.

KHÔNG DI CHUYỂN CHIẾM LĨNH KHOẢNG TRỐNG, HAY TRONG NGÀNH GỌI LÀ “TRẠNG THÁI TĨNH”,”ĐI CHỢ”,”MA NƠ CANH”

Lỗi này là do người chơi không có cảm giác không gian mặt sân tốt , đứng chờ cầu về phía mình rồi mới chạy theo trái cầu dẫn đến bị động. Bỏ trống không gian mặt sân khi đồng đội di chuyển. Chưa nhận thức được thế phòng thủ hay tấn công

Cách khắc phục: tập di chuyển vào khoảng trống ngay cả khi cầu không bay về phía mình , di chuyển chéo với đồng đội để bao mặt sân. Nhận thức được thế công-thủ ( CÔNG thì 1 trên lưới 1 phía sau tấn công, THỦ thì cả 2 đứng ngang giữa sân chủ động đỡ cầu .Cái này sẽ có bài viết chi tiết hơn cho dễ hiểu ạ)

 LỖI ĐÁNH CẦU LÔNG BỎ NHỎ KHÔNG GIỮ LƯỚI

Lỗi này nhiều người mắc phải do lười di chuyển ngay khi bỏ nhỏ trên lưới. Hay sau khi đỡ giao cầu bỏ nhỏ lại chạy chéo về phía sau gây khó khăn cho đồng đội và chính bạn vì đối phương bắt được cầu sẽ gài nhỏ lại thì không có người theo được cầu.

Cách khắc phục: di chuyển theo cầu khi bỏ nhỏ, giữ lưới chờ đối thủ xử lý, thường thì đối thủ sẽ đánh cao về phía sau cho đồng đội của mình đang ở thế chủ động đập cầu tấn công kết liễu đối thủ.

 LỖI ĐÁNH CẦU LÔNG ĐẬP CẦU LIÊN TỤC DÙ CHO ĐỐI THỦ ĐANG PHÒNG THỦ CHỦ ĐỘNG

Lỗi này hay gặp ở mấy anh thích thể hiện sức mạnh, đập nhồi liên tục nhưng ko hiểm và đối phương đang thủ tốt, dẫn đến mất sức và đối phương mượn sức đập của mình mà phản cầu, tạt cầu chéo sân sẽ theo ko kịp dẫn tới mất điểm

Cách khắc phục: sử dụng các đường cầu gài, tạt cầu, đánh nhỏ, chờ đối thủ sơ hở đập cầu kết thúc. Hoặc dập cầu cho đồng đội kết thúc trên lưới

GIỮ TRỌNG TÂM CƠ THỂ KHÔNG TỐT

Lỗi này là do người chơi khi bị động không giữ được thăng bằng , chạy theo đường cầu thì quán tính cơ thể trôi theo hướng chạy dẫn đến bỏ trống vị trí, lộ khoảng trống cho đối thủ khai thác.

Cách khắc phục: luyện tập giữ cho cơ thể trọng tâm tốt, không để cơ thể trôi theo quán tính , di chuyển bằng cách bước chứ không chạy tạo quán tính lớn. Nhận thức được không gian mình đang bỏ trống mà lùi về kịp lúc.

 

Trên đây là các lỗi hay gặp phải , còn về kỹ thuật đánh cầu, sự phối hợp ăn ý giữa cặp người chơi cũng ảnh hưởng đến thành bại của bạn. Vì thế người chơi cần thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm khi mình đã mắc lỗi đó thường xuyên, thay đổi lối đánh dễ bị bắt bài.

Chúc mọi người luôn có những giờ phút vui vẻ và hào hứng hơn khi vào sân cầu nhé.

>>> Xem Thêm: Vợt Cầu Lông