Để đảm bảo công bằng và tính chuyên nghiệp trong mỗi trận đấu, kích thước sân cầu lông là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, Cabasports sẽ cung cấp cho bạn thông tin về kích thước sân cầu lông đơn và đôi theo tiêu chuẩn của BWF (Liên đoàn cầu lông thế giới) năm 2024
Kích thước sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế
Theo tiêu chuẩn của BWF, sân cầu lông được phân thành hai loại với kích thước khác nhau, đó là sân cầu lông đơn và sân cầu lông đôi:
Kích thước sân cầu lông đơn
Chiều dài sân đấu là 13.40 m (44 feet), chiều rộng sân (không tính hai đường biên) là 5.18 m (17 feet), và đường chéo sân là 14.38 m (47 feet). Vì vậy, diện tích của sân cầu lông đơn theo tiêu chuẩn là khoảng 69.412 m2.
Xem thêm: Vợt cầu lông Yonex Astrox 77 đỏ – Shine Red chính hãng.
Kích thước sân cầu lông đôi
Đối với sân cầu lông đôi, kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ có sự thay đổi so với sân đơn. Tổng chiều dài của sân là 13.40m (44 feet), chiều rộng của sân là 6.1m (20 feet), và đường chéo sân là 14.73m (48 feet).
Diện tích sân cầu lông đôi là khoảng 81.74 m2, lớn hơn khoảng 12 m2 so với sân cầu lông đơn do sân cầu lông đơn không có các lối nhỏ ở hai bên, mỗi bên rộng khoảng 0.46m.
Sân cầu lông được chia thành 2 phần, mỗi phần dài 6.7m và được ngăn cách bằng lưới cầu lông có độ cao 1.55m ở hai đầu và giảm xuống 1.52m ở phần giữa. Sân cầu lông bao gồm 4 sân giao cầu, mỗi sân dài 3.88m và rộng 2.53m.
Theo quy định từ BWF, đường giao cầu ngắn phải cách lưới 1.98m và đường giao cầu dài cách đường cơ sở 0.72m.
Trên đây là kích thước chuẩn của sân cầu lông theo tiêu chuẩn BWF. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chơi cầu lông với mục đích giải trí hoặc tập luyện sức khỏe, không cần phải tuân thủ chính xác kích thước như vậy. Tuy nhiên, khi luyện tập cầu lông chuyên nghiệp, bạn cần lựa chọn sân có kích thước chuẩn để làm quen.
Vùng | Chiều dài | Chiều rộng | Diện tích |
---|---|---|---|
Không gian sân đơn | 13.41 m (44 feet) | 5.18 m (17 feet) | 69.49 m2 (748 ft2) |
Không gian sân đôi | 6.1 m (20 feet) | 81.75 m2 (880 ft2) | |
Không gian sân đơn (mỗi bên) | 6.71 m (22 feet) | 5.18 m (17 feet) | 34.75 m2 (374 ft2) |
Không gian sân đôi (mỗi bên) | 6.1 m (20 feet) | 40.88 m2 (440 ft2) | |
Đường chéo sân đơn | 14.38 m (47.17 feet) | – | – |
Đường chéo sân đôi | 14.73 m (48.33 feet) | – | – |
Lưu ý : Tính từ mép ngoài đường biên này đến đường bên kia, sân cần có ít nhất khoảng trống 2m xung quanh, không có bất cứ vật cản nào.
Khoảng cách giữa hai sân cạnh nhau phải ít nhất là 2m. Tường bao xung quanh sân nền được sơn màu sẫm và kín gió để đảm bảo an toàn và thuận lợi trong quá trình chơi cầu.
Xem thêm: Tìm hiểu giá thay dây vợt cầu lông bao nhiêu tiền.
Quy cách thiết kế sân cầu lông
Ngoài việc hiểu về kích thước tổng thể, để thiết kế một sân cầu lông đạt chuẩn, bạn cũng cần hiểu về ý nghĩa của các vạch, luật chơi cầu lông và quy cách của các đường kẻ trên sân.
Mỗi đường kẻ trên sân cầu lông đều có ý nghĩa riêng, cụ thể:
Tên đường kẻ | Ý nghĩa |
---|---|
Baseline (Đường cơ bản) | – Nằm ở cuối mỗi sân, song song với lưới – Chiều dài của đường kẻ Baseline bằng chiều rộng của sân |
Doubles sideline (Đường sân đôi) | Đường thẳng, tạo thành các đường phân chia ranh giới bên ngoài cho sân cầu lông |
Center line (Đường trung tâm) | Nằm vuông góc với lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau để thực hiện giao cầu |
Short service line | Nằm cách lưới khoảng 2m, là vạch giao cầu ngắn |
Long service line | Vạch giao cầu dài |
Những yếu tố cần có của sân cầu lông
Các đường biên
Đường trung tâm chia phần sân của mỗi đội thành 2 nửa bằng nhau, và là đường vuông góc với lưới. Đường biên dọc gồm 4 đường, chạy song song với đường trung tâm và mỗi bên sân có 2 đường này. Đường biên dọc trong là giới hạn sân đánh đơn, trong khi đường biên dọc ngoài là giới hạn sân đánh đôi.
Đường biên ngang nằm ở cuối mỗi bên sân và chạy song song với lưới. Vạch giao cầu ngắn là vạch kẻ ở mỗi bên sân, cách lưới 1,98m. Vạch giao cầu dài là vạch giới hạn phạm vi đứng giao cầu, thường có 2 loại tương ứng với hình thức đánh đơn và đánh đôi trên sân cầu lông.
Lưới
Lưới trên sân cầu lông thường có độ dày đồng đều để đảm bảo độ nảy cho cầu. Màu sắc đậm của phần lưới giúp tạo điểm tập trung cho người chơi và khán giả, đồng thời làm nổi bật phần lưới trên nền sân đấu.
Chất liệu chính của lưới thường là sợi nilon mềm hoặc dây gai, tuỳ thuộc vào yêu cầu và ngân sách của đơn vị thi công sân cầu lông. Phần mép trên của lưới thường được cố định bằng phần băng màu trắng, được gập lại và phủ lên phần dây cáp hoặc dây treo lưới.
Điều này giúp đảm bảo tính cứng cáp và độ bền của lưới khi sử dụng. Phần dây cáp hoặc dây treo lưới cũng phải được căng chắc chắn và treo theo phương ngang, nối hai đầu cột ở hai bên sân, để đảm bảo rằng lưới luôn nằm ở độ cao và độ căng lý tưởng để phục vụ cho các trận đấu.
Cột căng lưới
Cột căng lưới thường được đặt ở ngoài hoặc trên đường biên của sân cầu lông, và vị trí của chúng cần được xác định cẩn thận để đảm bảo lưới nằm thẳng và căng đều. Việc đóng cột căng lưới trong quá trình thi công sân đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác.
Chúng phải được đặt thẳng đứng, không nghiêng, để tránh tình trạng lưới bị nghiêng hoặc trùng khi sử dụng. Để cố định cột, có thể sử dụng đinh vít hoặc loại keo dán chuyên dụng với khả năng kết dính mạnh mẽ, giúp cột căng lưới chắc chắn đính vào sàn mà không cần khoan lỗ.
Kích thước sân cầu lông, đường kẻ, và trang thiết bị trên sân đều được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn của BWF. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về những kích thước và quy định trên sân cầu lông.
Xem thêm: Top 5+ dòng vợt cầu lông giá rẻ cho học sinh hiện nay.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc chọn mua vợt cầu lông chất lượng và phù hợp với nhu cầu của mình, hãy tham khảo tại Cabasports qua hotline : 0932.109.438 ngay hôm nay nhé!