1. TỐC ĐỘ QUẢ CẦU SAU KHI ĐẬP LÀ BAO NHIÊU?
Tốc độ quả cầu sau khi đập thì các bác cũng hay coi cái Kỷ lục Guinness đâu đó 565km/h rồi. Và người ta sử dụng máy quay tốc độ cao để xác định vận tốc của quả cầu ngay lúc vừa va chạm.
Trích nguyên văn guinnessworldrecords “The fastest badminton hit (male) is 565 km/h (351.07 mph) and was achieved by Satwiksairaj Rankireddy (India) at a gymnasium at Yonex Co., Ltd. Tokyo Factory in Soka, Saitama, Japan, on 14 April 2023.
The racket used by Satwiksairaj Rankireddy was NANOFLARE 1000 Z produced by Yonex Co., Ltd. The speed of the badminton hit was measured by a NAC Image Technology ultrahigh-speed camera, capable of capturing 40,000 exposures per second, which determined the speed of the shuttlecock immediately following the moment of impact.”
Nhưng sau khi đọc nhiều bài nghiên cứu khoa học thì người chơi nâng cao sẽ cho ra tốc độ đập cầu rơi vào 60-70m/s tức là tương đương với 216 – 252km/h. Tôi có nghiên cứu qua thì đây là tốc độ quả cầu sau khi va chạm chứ không phải là tốc độ quả cầu ngay lúc vừa va chạm. Và tốc độ này được đo bằng đơn vị mét trên giây, tức là sau khi va chạm quả cầu bay dc 6 mét trong 0,1 giây thì sẽ gọi là tốc độ 60m/s.
Tương tự người chơi trung bình sẽ cho ra quả cầu đập tốc độ rơi vài 40-50m/s tức là tương đương với 144 – 180km/h. Còn người mới chơi thì sẽ cho ra quả cầu đập tốc độ rơi vào 30-40m/s tức là tương đương với 108 – 144km/h.
Theo bài kiểm tra được đo lường khi các người chơi cầu lông ở các cấp độ khác nhau sử dụng các mức cân lưới khác nhau thì cùng ta có thể thấy rõ ràng là người mới chơi / người chơi yếu khi sử dụng vợt có mức cân cao sẽ cho ra quả cầu đập bay chậm hơn. Còn người chơi nâng cao thì có chênh lệch nhưng không nhiều lắm (bởi vì họ sẽ biết tự điều chỉnh góc độ đập cầu, phần này sẽ được đề cập tới bên dưới bài viết này)
Để hiểu rõ về các nội dung trên vui lòng xem Figure 1 bên dưới.
Figure 1 này cũng cho thấy được rằng đối với người mới chơi / người chơi yếu thì mức cân thấp sẽ tối ưu hơn cho họ, còn đối với người chơi trung bình thì mức cân 24-28lbs (10kg9 – 12kg7) sẽ cho ra hiệu quả tốt hơn. Đối với người chơi nâng cao thì sự thay đổi về hiệu quả không đáng kể bởi vì người chơi nâng cao có khả năng điều chỉnh góc độ tiếp xúc cầu bằng cách gia tăng lực cổ tay và ngón tay (xem phần tiếp theo để nắm thêm chi tiết)
2. GÓC ĐẬP CẦU TỐT LÀ BAO NHIÊU?
Rõ ràng ai cũng biết rằng khi đập cầu thì trái cầu nó nằm ở phía trước mặt chứ ko nằm ở mặt phẳng trên đỉnh đầu, tuy nhiên góc nghiêng tốt để đập cầu là bao nhiêu thì không có mấy người nhắc đến. Đa phần mọi người sẽ nói chung chung 1 cụm từ đó làm tùy thuộc vào “cảm giác cầu”.
Bằng cách thử nghiệm 2 mức cân khác nhau là mức thấp 16-18lbs (7,3kg – 8,2kg) và mức cao 28 – 30lbs (12kg7 – 13kg6) để đo lường tốc độ của quả cầu đập sau khi va chạm.
Góc alpha là góc đập cầu (xem Figure 3).
Sau khi đo lường thì đối với mức cân thấp góc đập cầu alpha sẽ rơi vào tầm gần 20 độ +-, còn với mức cân cao thì góc đập cầu alpha sẽ rơi vào tầm 16 độ +-.
Theo các thông tin và đo lường trong bài nghiên cứu thì để đảm bảo đường cầu được đi ra với tốc độ cao và lực mạnh nhất, các người chơi nâng cao đã sử dụng nhiều lực cổ tay và ngón tay hơn để đánh cây vợt có mức cân thấp (16-18lbs) cho ra kết quả gần tương tự như mức cân cao. Tốc độ trung bình của quả cầu sau khi đập ở 2 mức cân thấp và cao cũng không chênh lệch nhiều (rơi vào tầm 2m/s so với tổng 60m/s thì chỉ cỡ 3%) tuy nhiên việc sử dụng cổ tay và ngón tay quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
TÓM LẠI để mọi người dễ hình dung và hiểu mình đang ở trong khoảng nào và bài này chốt lại là áp dụng như thế nào cho bản thân từng người như sau:
– Người chơi yếu / mới chơi thì đan mức ký thấp sẽ hiệu quả hơn
– Người chơi trung bình thì đan mức ký trung bình 24-28lbs sẽ hiệu quả hơn
– Người chơi nâng cao thì đan mức ký nào cũng đánh được, tuy nhiên nếu mức ký thấp thì phải điều chỉnh góc tiếp xúc cầu và sử dụng nhiều lực cổ tay và ngón tay hơn => khuyến khích đan mức ký cao từ 25lbs trở lên để tối ưu hóa hiệu quả và tốc độ vung vợt của họ.
– Góc tiếp xúc cầu đập dành cho người chơi nâng cao tối ưu là rơi vào tầm 14-20 độ, đây là góc tiếp xúc mà tôi sẽ cố gắng sử dụng để đập cháy sân!
Nguồn: Nguyễn Thiện Toàn – CabaSports & ProKennex
Tài liệu tham khảo:
– Bài báo khoa học: Perceiving the affordance of string tension for power strokes in badminton: Expertise allows effective use of all string tensions. Tác giả: Qin Zhu – Division of Kinesiology and Health, University of Wyoming, Laramie, WY, USA