fbpx

6 Cách Đơn Giản Để Bảo Quản Vợt Cầu Lông Hiệu Quả

Vợt cầu lông là dụng cụ quan trọng nhất đối với người chơi cầu lông. Chúng ta thường tìm hiểu cách mua vợt cầu lồng, lựa chọn vợt cho phù hợp với bản thân. Tuy nhiên khi mua về thì không biết cách bảo quản vợt cầu lông sao cho tốt, hạn chế tối đa nhất các nguy cơ hư hỏng vợt. Bài viết này sẽ hướng dẫn chúng ta cách bảo quản vợt, kéo dài tuổi thọ vợt cầu lông của bạn.

1.Tránh tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao

Hầu hết những cây vợt ngày nay điều được làm bằng carbon. Khi vợt của bạn để ở nơi có nhiệt độ cao và bị nóng, các phân tử cacbon trong nó có khuynh hướng bị méo mó và bị kéo ra do độ căng của dây. Thường xuyên bị tác động như vậy trong thời gian dài có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho vợt của bạn. Vì thế, hãy để cây vợt cầu lông của bạn ở nơi mát mẻ, khô ráo và tránh xa những bức xạ trực tiếp hoặc gián tiếp của mặt trời càng nhiều càng tốt.

Phần lớn chúng ta có xu hướng đặt vợt cầu lông trở lại túi của nó ngay khi chúng ta chơi xong. Điều này có thể gây ra các vấn đề như độ ẩm hoặc mồ hôi có thể đi vào túi cùng với vợt. Độ ẩm sẽ dễ khiến cho vợt cầu lông bị ăn mòn theo thời gian. Vì thế lời khuyên cho bạn là hãy treo vợt của bạn từ móc hoặc đinh trên tường để khô ráo hoàn toàn sau đó mới bỏ vào túi đựng vợt cầu lông.

2.Kiểm tra gen vợt

Phần lớn người chơi thường có xu hướng đợi cho đến khi gen vợt bị phá vỡ hoàn toàn rồi mới thay dây hặc thậm chí không thay, nhưng bất kỳ dấu hiệu nứt vỡ nào của gen vợt đều nói lên rằng độ căng dây không đều và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến khung.

Bạn phải kiểm tra gen vợt cầu lông của bạn thường xuyên để có thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu bị nứt vỡ nào và giải quyết nhanh chóng. Nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu bị nứt vỡ, tốt nhất bạn nên thay dây ngay lập tức. Nếu một phần của gen vợt  bị phá vỡ, bạn nên tháo toàn bộ phần gen còn lại ra để tránh sự không cân bằng trong độ căng của các dây đan và giảm thiểu nguy cơ sập khung.

3.Kiểm tra khung vợt

Một vấn đề quan trọng nữa mà bạn cần lưu tâm đó là hãy kiểm tra khung vợt thường xuyên. Khung vợt là nơi xảy ra nhiều nhất các va chạm đặc biệt là va chạm giữa vợt và sân. Vì thế bạn nên kiểm tra vợt thường xuyên để có thể phát hiện ra các vế rạn nứt và giải quyết kịp thời.Bạn có thể xác định một vết nứt trên vợt cầu lông bằng mắt thường. Mức độ nghiêm trọng của vết nứt phụ thuộc vào kích cỡ và độ sâu của vết nứt. Khi vết nứt đến một mức độ nhất định mà không được xử lý thì khung sẽ dễ sụp đổ và biến dạng do độ căng từ các dây đan sẽ hoạt động yếu hơn trên khung. Một khi có một vết nứt trên khung vợt, bạn chỉ có thể dùng vợt một vài lần nữa và ở độ căng dây thấp hơn trước khi nó hỏng hoàn toàn.

4.Thay quấn cán định kỳ

Tay cầm vợt là bộ phận tiếp xúc trực tiếp lên tay của bạn. Để đảm bảo vợt hoạt động tốt bạn nên thay dây quấn vợt thường xuyên. Dây quấn vợt dễ thấm hút mồ hôi vì thế sẽ dễ ẩm mốc và dễ bung sau một thời gian sử dụng. Nếu không thay dây quấn thường xuyên bạn sẽ dễ bị nhiễm các vi khuẩn, vi trùng có hại cho da tay. Thời gian tốt nhất để thay dây quấn vợt cầu lông là từ 1 đến 2 tháng.

5.Không căn dây quá mực quy định

Trên mỗi thân vợt cầu lông đều có các thông số quy định mực độ căng dây. Bạn không nên căng dây quá các mức quy định đó vì làm như vậy rất dễ bị sập khung vợt và gây hỏng vợt.Để đảm bảo vợt của bạn hoạt động tốt và tuổi thọ vợt được kéo dài bạn nên căng dây vợt trong khoảng cho phép. Khi đi căng dây vợt, tốt nhất bạn nên lắng nghe các tư vấn của các nhân viên căng vợt và tìm địa điểm căng dây uy tín.

6.Vệ sinh vợt thường xuyên

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải thường xuyên vệ sinh cây vợt cầu lông của bạn. Dùng khăn mềm nhẹ để giữ vệ sinh cho cây vợt đồng thời tránh cho vợt bị ẩm ướt hoặc bám mồ hồ.