Chào các bạn, hôm nay tôi xin chia sẻ một số kiến thức bổ ích về vấn đề chạy lưới và cách phòng tránh đứt lưới vợt cầu lông, được cải thiện từ bài viết cũ cách đây 10 năm. Rất mong nhận được sự thảo luận từ mọi người!
- Pattern lưới:
Hệ thống lỗ gen trên khung vợt sẽ tạo ra pattern này, pattern này quyết định lưới sẽ chạy nhiều hay ít. Tất nhiên là những hãng càng nổi tiếng thì họ càng nghiên cứu sao cho pattern này tạo ra độ bung cầu tốt nhất hoặc kiểm soát cầu tốt nhất, hoặc phản tạt. Nói chung là pattern khác nhau thì độ chạy lưới cũng khác nhau
- Số lỗ gen trên khung vợt:
Vợt càng nhiều lỗ gen thì mặt lưới càng dày và khít--> mức độ đan xen càng cao --> dây càng khít hơn (với cùng lực đan số ký như nhau) --> ít chạy lưới hơn
Ví dụ ngày xưa tôi từng nhập cây Forza Ti-555S 96 lỗ và nó rất ít chạy lưới nếu so với các cây 72 hoặc 76 lỗ (hơn nhau tới 20 lỗ) – xét theo cùng số kg or chênh lệch không quá 0,5kg.
- Số ký đan lưới:
Lưới được đan với mức độ căng cao sẽ hạn chế được hiện tượng chạy lưới. Chắc chắn rằng bạn đã có kinh nghiệm so sánh giữa việc đan ở mức 12kg và 8kg, để nhận ra sự khác biệt rõ rệt.
- Loại lưới dùng để đan:
Mỗi loại lưới điều có đường kính và lớp vỏ ngoài khác nhau. Do các dây lưới đan với nhau nên khi lưới có đường kính càng to thì dây càng khít và càng ít bị chạy lưới hơn.
Lớp vỏ ngoài của lưới có độ nhám khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến lực ma sát. Do lực căng dây sẽ làm các dây chéo nhau chồng lên xen kẽ nên sẽ xuất hiện lực đè giữ các dây ngang và dây dọc lên nhau. Chúng ta điều biết lực ma sát tĩnh = phản lực x hệ số ma sát.
Vậy nên độ nhám ảnh hưởng tới hệ số ma sát --> ảnh hưởng tới lực ma sát tĩnh.
Lực ma sát tĩnh sẽ góp phần làm hạn chế việc chạy lưới.
Do vậy một số bác nói dây trơn thì chạy lưới hơn dây nhám là vì lý do này.
- Kỹ thuật đan lưới của người đan:
Đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới việc chạy lưới. Người đan có kinh nghiệm và kỹ thuật đan tốt sẽ có những cách khác nhau để hạn chế việc chạy lưới này bao gồm nhưng không giới hạn:
– Pre-Stretch 5% – 10% – 15% hoặc thậm chí 20%: Việc kéo giãn dây ra thêm 5-20% lực này sẽ giúp dây giãn ra sẵn và khi trả về mức ký đan sẽ ít bị giãn hơn không dùng.
– Kéo nhồi thêm vài lần đối với những sợi dây quan trọng: thường sẽ có 1 chút suy nghĩ theo kiểu là máy cơ đan nó cứng hơn máy điện tử, thật ra đây cũng là 1 cách có thể sử dụng thường xuyên trên máy cơ. Tất nhiên máy điện tử cũng hoàn toàn có thể kéo nhồi vài lần để giúp dây giãn ra và sau này ít bị mất số ký hơn.
– Tăng giảm ký ở các dây khác nhau: Cái này tùy thợ tùy shop, không ai chỉ ai bí mật kiếm cơm cả. Bên shop tôi cũng vậy thôi và bên tôi còn tận dụng khoảng tăng 0.1kg để tối ưu quy trình đan lưới cho khách để giúp dây đánh ít bị chạy dây nhất có thể nữa.
6.. Hiện tượng đứt lưới:
Việc chạy lưới sẽ gây nên hiện tượng mòn và bị cắt ở các điểm lưới bị chạy nhiều. Thường thấy dây dọc bị chạy nhiều hơn dây ngang. Lưới cứ xô qua xô lại sẽ làm xảy ra hiện tượng cắt nhau và kết quả là đứt lưới.
Ở đây, ma sát lại ảnh hưởng 1 phần không nhỏ, ta sẽ so sánh 1 lưới căng bóng và 1 lưới nhám (cùng đường kính, cùng lực căng, cùng pattern, cùng cách đánh)
6.1. Lưới bóng sẽ bị chạy lưới nhiều hơn, và sẽ bị ảnh hưởng của việc chạy lưới dẫn đến kết quả đứt lưới
6.2. Lưới nhám chạy lưới ít hơn, nhưng do bề mặt nhám nên mỗi lần lưới chạy là cắt 1 lượng nhiều hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả đứt lưới.
Tóm lại, chưa hẳn là bóng tốt hay nhám tốt….mà cái nào bền hơn thì tốt hơn cho túi tiền của anh em.
- Giải thích thêm về dấu vết đứt lưới:
Theo vị trí đứt nằm ở giữa lưới:
– Sau khi đứt lưới nếu mà vết đứt nó toe đầu ra kiểu nổ sợi thì nó là đứt tự nhiên
– Còn nếu vết nó đứt bén xéo hoặc đứt ngọt vuông góc thì là do cắt hoặc do lúc đan vợt vô tình người đan chạm vật bén vào lưới nên lưới có vết tỳ sẵn.
Theo vị trí đứt nằm ở phía đầu vợt:
– Lúc đánh cầu va quệt vợt xuống đất mà KHÔNG GẶP vật nhọn bén thì đứt kiểu hình 1
– Lúc đánh cầu va quệt vợt xuống đất mà GẶP vật nhọn bén thì đứt kiểu hình 2 hoặc 3
– Không va quệt vợt xuống đất mà vẫn bị đứt bén kiểu hình 1 thì có 2 khả năng, một là gen bị sắt bén cắt lưới, hai là lúc móc lưới hay nại lưới hay chọt lỗ cho rộng ra thì người đan vô tình là xước lưới tạo vết tỳ sẵn.