fbpx
1. ĐỊNH NGHĨA:
Có lẽ nhiều người đã biết vợt cầu lông đa phần được làm từ carbon, nhưng chắc nhiều người chưa biết các tấm carbon đó là được dệt từ những sợi carbon. Mà các sợi carbon này thì nó thường được gọi với các cái tên carbon 24 tấn, carbon 30 tấn, carbon 40 tấn, carbon 46 tấn …….. nhưng cũng không nhiều người hiểu chi tiết nó là gì? Đa phần thì sẽ nghĩ số càng lớn thì càng ngon, càng đắt tiền.
457071201 10161560078184851 2541412293995697270 n
Tới khúc này thì hèn chi đọc thông số kỹ thuật của vợt nó có mấy cái số 24T, 30T, 40T, 46T này là hiểu sơ sơ nó là gì rồi hén. Để hiểu hơn thì mình vào phần chi tiết tiếp nhé mọi người!
2. CHI TIẾT:
Thông số tấn ở đây được gọi tắt thay cho Độ bền kéo của vật liệu (tiếng Anh gọi là Tensile Strength). Có thể hiểu đơn giản là cứ tác động một lực kéo tăng dần tới khi vật liệu bị đứt. Nó được tính bằng cách lấy Lực (F) chia cho Tiết diện (A) của vật liệu bị kéo.
457381354 10161560077894851 5549834863186135057 n
Cụ thể hơn ở đây Carbon 24T, 30T, 40T, 46T thì sẽ có ý nghĩa là Độ bền kéo đứt của Carbon tương ứng với 24 tấn/cm2, 30 tấn/cm2, 40 tấn/cm2, 46 tấn/cm2.
Tức là cầm 1 bó carbon có tiết diện 1 cm2 lên và kéo 1 lực 24 tấn nó mới đứt => Carbon 24T, tương tự thì:
– Cầm 1 bó carbon có tiết diện 1 cm2 lên và kéo 1 lực 30 tấn nó mới đứt => Carbon 30T
– Cầm 1 bó carbon có tiết diện 1 cm2 lên và kéo 1 lực 40 tấn nó mới đứt => Carbon 40T
– Cầm 1 bó carbon có tiết diện 1 cm2 lên và kéo 1 lực 46 tấn nó mới đứt => Carbon 46T
3. SỐ TẤN CÀNG LỚN THÌ VỢT CÀNG NGON?
Rất xin lỗi phải làm một số bác fan cuồng toptop phải thất vọng, nhưng câu trả lời là CHƯA CHẮC hoặc CÓ THỂ LÀ KHÔNG!
* LÝ DO Ư??
– Có một sự tỷ lệ thuận giữa độ khỏe của carbon (thể hiện bằng số tấn lớn) với độ cứng và giòn. Vậy nên sử dụng carbon có số cao thì cũng đồng nghĩa với độ cứng cao hơn và vợt sẽ giòn hơn.
– Carbon chỉ là một yếu tố thôi, còn một trong những yếu tố khác cực kỳ quan trọng là lớp epoxy giữa các lớp carbon. Lớp epoxy này khi đưa vào lò gia nhiệt sẽ tan chảy ra và gắn kết các lớp carbon lại với nhau. (ProKennex bên tôi thì là một trong những ông trùm về cái epoxy này, kaka, link WIKI https://en.wikipedia.org/wiki/ProKennex)
– Vậy nên sự kết hợp giữa carbon bao nhiêu tấn và loại epoxy cùng với những công nghệ sấy, chưng cất, khử bọt khí giữa các lớp carbon thì nó quan trọng hơn là con số.
– Chưa kể tới việc là vật liệu nó cứng hay mềm, khỏe hay yếu, giòn hay dẻo thì còn quấn bao nhiêu lớp nữa. Số lớp này nó thể hiện ra ngoài làm cho vật liệu carbon 24 tấn vẫn có thể tạo ra vợt có độ cứng stiff được đấy thôi.
4. CHỌN LOẠI NÀO CHO THÂN VỢT?
– Về thân vợt thì nó sẽ đơn giản hơn 1 chút, tay khỏe vung vợt nhanh thì chọn vợt cứng, tay yếu vung vợt chậm thì chọn vợt dẻo.
– Bạn có điều kiện kinh tế hơn thì chọn vợt số tấn cao hơn (vì nó giòn dễ gãy đũa hơn).
– Bạn có tay khỏe (vợt cứng) + nhiều tiền thì chọn vợt số tấn cao do carbon tấn cao thì quấn ít lớp hơn carbon tấn thấp là đủ độ cứng rồi.
– Bạn có tay yếu (vợt mềm) + nhiều tiền thì chọn vợt số tấn cao do carbon tấn cao thì quấn ít là đủ, va chạm đi bụi thì bạn cũng có tiền thay mà, lo gì.
– Nói chung nhiều tiền dễ ẹt, cầm thử thích là nhích, không cần nói nhiều!
– Bạn KHÔNG có điều kiện kinh tế thì chọn vợt số tấn vừa phải (vì nó không giòn không quá dễ gãy đũa).
– Bạn có tay khỏe (vợt cứng) + ít tiền thì chọn vợt số tấn trung bình do carbon tấn trung bình thì quấn số lớp cũng tương đối là sẽ đủ độ cứng.
– Bạn có tay yếu (vợt mềm) + ít tiền thì chọn vợt số tấn thấp do carbon tấn thấp thì quấn nhiều lớp hơn, có va chạm thì cũng khó gãy hơn.
– Nói chung, ít tiền thì đừng quá đu cao vì thường nó ko hoàn hảo bởi vì nếu nó hoàn hảo thì các lựa chọn khác đâu có xuất hiện được đâu.
5. CHỌN LOẠI NÀO CHO KHUNG VỢT?
Đối với khung vợt thì nó là 1 vấn đề khá phức tạp, vì phần khung nó còn liên đới tới dây cước, mức căng dây và kiểu căng dây. Vậy nên tôi sẽ đưa ra giả thuyết là cùng 1 loại dây trung bình và mức căng dây vừa tay với người đánh nha.
457273389 10161560078344851 1285546762677626874 n
– Về điều kiện kinh tế cao và thấp thì nó vẫn gần giống với phần trên cho thân vợt.
– TUY NHIÊN, cần hiểu rằng khung vợt chịu căng cao thường đồng nghĩa với số lớp carbon dày hơn. Vậy nên nếu chọn khung vợt chịu cân quá cao thì mặc dù thân vợt có dẻo đi nữa thì khung vợt vẫn rất cứng => ĐÁNH BỊ DỘI!
– Nên chọn khung vợt chịu cân vừa phải thôi, cao hơn mức đan lưới tầm 2-4lbs là dc rồi nha các bác => khúc này nó mới bắt đầu liên quan tới carbon bao nhiêu tấn.
– Carbon số tấn cao => số lớp thấp cho cùng mức chịu cân => vành mỏng dễ đi bụi khi va chạm hơn
– Carbon số tấn thấp => số lớp nhiều hơn cho cùng mức chịu cân => vành dày hơn nên rủi ro ít hơn.
6. KẾT LUẬN
Đây là một bài viết khá chuyên môn, nên bạn nào chưa rành thì đọc sẽ có vẻ khá là nhức đầu và dài dòng + lang mang. Bởi vì carbon nó chỉ là 1 thành phần thôi, còn epoxy, còn công nghệ chưng cất + sấy, công nghệ triệt tiêu bọt khí nữa. Chưa kể còn các kiểu phủ Titan, Kevlar rồi tùm lum cái công nghệ mỗi hãng đẻ ra một mớ. Chưa kể như ProKennex thì ngoài tấm carbon còn chơi thêm cả bột carbon mix với tấm carbon nữa, nên rất ư là phức tạp.
Tóm lại thì carbon số tấn càng cao thì càng khỏe nhưng nhược điểm là càng giòn, vậy nên hãy lựa chọn vợt phù hợp nhé!