fbpx

Luật dành cho sân cầu lông trong cho loại hình đánh đơn và đánh đôi

chơi cầu lông

Luật dành cho sân cầu lông trong cho loại hình đánh đơn và đánh đôi

Bạn đã nắm được luật dành cho sân cầu lông trong loại hình đánh đơn và đánh đôi chuẩn quốc tế chưa? Cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết sau đây nhé.

Luật dành cho sân cầu lông trong cho loại hình đánh đơn và đánh đôi

Thi đấu cầu lông chuẩn quốc tế được chia thành hai nội dung thi đấu là: Thi đấu cầu lông đánh đơn và thi đấu cầu lông đánh đôi. Bởi vậy mà kích thước sân cầu lông dành cho hai loại hình này cũng được chia làm hai kích thước gồm sân cầu lông tiêu chuẩn dùng cho đánh đơn và sân cầu lông tiêu chuẩn dành cho đánh đôi.

Luật dành cho sân cầu lông trong loại hình đánh đơn

Theo luật của Liên đoàn Cầu lông Thế giới, sân cầu lông đánh đơn có hình dạng chữ nhật. Thông số kích thước chi tiết bao gồm:

– Chiều dài sân cầu lông chuẩn quốc tế: 13.4m.

– Chiều rộng sân cầu lông chuẩn quốc tế: 5.18m.

– Độ dài đường chéo sân chuẩn quốc tế: 14.3m.

– Độ dày của đường biên có kích thước 4cm. Đường này thường được kẻ bằng màu trắng hoặc vàng để phân biệt với màu nền của sân.

– Kích thước sân cầu lông đánh đơn thường được tính từ đường biên này đến đường bên kia theo đường mép bên ngoài.

Luật dành cho sân cầu lông trong loại hình đánh đôi

Cũng theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), kích thước sân cầu lông đánh đôi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế có hình dạng chữ nhật. Thông số sân cũng bao gồm những kích thước như sau:

– Tổng chiều dài sân đánh đôi chuẩn quốc tế: 13.40m.

– Chiều rộng của sân cầu lông đánh đôi chuẩn quốc tế: 6.1m.

– Độ dài đường chéo sân chuẩn quốc tế: 14.70m.

– Độ dày của đường kẻ biên cũng có kích thước 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng giống như sân cầu lông đánh đơn.

– Cũng giống sân dành cho loại hình đánh đơn, kích thước sân cầu lông đánh đôi được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.

Có thể thấy thực tế, những sân tập chúng ta thường sử dụng sẽ có kích thước tổng hợp cho cả hai loại hình trên. Đồng thời, sân muốn đáp ứng đạt chuẩn quốc tế còn phải bao gồm thêm những điều luật nữa như sau:

– Phần trên không của sân thấp nhất là 9m, những khoảng trống xung quanh sân ít nhất phải rộng 2m. Trên sân không được phép có bất kỳ vật cản nào.

– Đối với hai sân cầu lông sát nhau thì khoảng cách giữa 2 sân ít nhất phải là 2m.

– Tường bao xung quanh sân cầu lông tốt nhất là màu sẫm. Sân cầu lông tiêu chuẩn thi đấu phải kín không được để gió luồn vào.

Hướng dẫn người chơi vẽ sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu quốc tế

Như vậy bạn đã nắm được những thông số kích thước và yêu cầu dành cho sân cầu lông chuẩn quốc tế trong cả hai loại hình đánh đơn và đánh đôi. Vậy, bạn đã biết cách tự vẽ sân tập cầu lông cho mình chưa? Hãy tham khảo những bí quyết sau đây nếu bạn chưa nắm được nhé. Bạn phải chuẩn bị những thứ sau nếu muốn vẽ sân tập hoàn chỉnh nhất:

– Bạn hãy tìm kiếm cho mình một mặt sân phẳng. Mặt sân phải có kích thước nhỏ nhất là 17.4 x 10.1m (dài x rộng). Do yêu cầu sân cần khoảng trống xung quanh sân ít nhất rộng 2m.

– Sau đó, bạn hãy chuẩn bị ngày cho mình một cuộn thước dây có chiều dài 30 hoặc 50m.

– Đồng thời, bạn phải chuẩn bị vài cuộn băng dính dán được nền sân.

– Chuẩn bị một xô nước vôi hoặc sơn.

– Chuẩn bị thêm một con lăn sơn loại bé hoặc cây chổi quét sơn loại bé.

– Bạn nên thực hiện quy trình với hai người làm, sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn là một người nhé.

Bạn hãy tiến hành sử dụng thước dây để đo kích thước. Sau đó, đánh dấu những điểm trên khung chính của sân cầu lông. Dùng băng dính để tạo khung cho đường kẻ sân cầu lông và lấy sơn hoặc vôi để quét thành đường biên sân. Bạn hãy tiếp tục đo và kẻ những đường thẳng cần thiết trong sân thi đấu. Cuối cùng, sau khi sơn khô thì chúng ta bóc băng dính là hoàn thành xong công việc kẻ sân cầu lông. Lưu ý, chúng tôi thực hành vẽ trên sân gạch hoặc bê tông, với các mặt sân khác thì bạn làm tương tự.

Những yêu cầu về cột căng lưới trên sân cầu lông

Yêu cầu đầu tiên dành cho cột căng lưới là phải cao 1m55 kể từ mặt sân. Những cột phải vững chắc để có thể đứng thẳng và giữ cho lưới được thật căng như chỉ rõ ở Điều 3 và phải được đặt trên biên dọc như trong sơ đồ A.

Nếu như bạn không thể làm được cột trên các đường biên dọc, bạn hãy nhanh trí sử dụng cách nào đó để chỉ rõ vị trí của các đường biên dọc phía dưới lưới. Bạn có thể sử dụng một thanh mảnh hơn, hoặc bằng vải hay các vật liệu khác có chiều rộng 4mm, cố định các vật thay thế này từ đường biên dọc và kéo thẳng đứng lên dây căng lưới.

Như vậy, bạn đã nắm được những yêu cầu cơ bản trong bộ luật về sân cầu lông chuẩn thi đấu quốc tế chưa? Hãy nắm vững những thông tin này để đạt được hiệu quả tốt nhất trong cả thi đấu và luyện tập nhé.

XEM NGAY Thông tin bổ ích về cầu lông

XEM NGAY Vợt Cầu Lông ProKennex

XEM NGAY Chơi cầu lông có tác dụng gì